Làm Hoàng thái tử Đường_Đại_Tông

Công cuộc khôi phục hai kinh hoàn thành, Lý Thục được Túc Tông tiến phong cho một tước vị cao cấp hơn là Sở vương (楚王). Đến tháng 3 ÂL năm 758, ông được đổi phong làm Thành vương (成王). Sang ngày 29 tháng 5, ông được chính thức lập làm Hoàng thái tử[15]. Túc Tông cũng cho đổi tên của ông từ Lý Thục thành Lý Dự (李豫). Tuy nhiên lúc đó, Trương hoàng hậu không phục ông mà muốn ngôi vị Thái tử phải thuộc về con trai mình là Hưng vương Lý Thiệu. Thái tử Lý Dự do đó rất lo sợ, nên tỏ ra khiêm nhường và cung kính đối với Hoàng hậu. Năm 759, Lý Thiệu bệnh chết, trong khi người con trai còn lại của Hoàng hậu là Định vương Lý Đồng còn nhỏ tuổi, nên ngôi vị của Lý Dự tạm thời không bị đe dọa.

Từ năm 762, Túc Tông lâm bệnh nặng, bèn giao thái tử Lý Dự giám quốc. Đến tháng 5 năm đó, do bị kích động vì cái chết của Thái thượng hoàng Huyền Tông nên bệnh của Túc Tông hoàng đế càng trở nặng thêm. Lúc này, Trương hoàng hậuLý Phụ Quốc sinh ra mâu thuẫn và trở mặt với nhau. Lúc Túc Tông sắp mất, Trương hoàng hậu bàn với Lý Dự nên giết chết Lý Phụ Quốc cùng đồng đảng là Trình Nguyên Chấn vì tội chuyên quyền, nhưng Lý Dự cho rằng lúc này không thích hợp để làm việc đó. Trương hoàng hậu từ đó cũng sinh ra lo sợ vì Lý Dự có công lao to, nếu để ông lên ngôi vua thì bà ta sẽ rất khó kiềm chế được, nên chuyển sang ủng hộ Nhị hoàng tử là Việt vương Lý Hệ; và cho tuyển hơn 200 dũng sĩ, giả làm hoạn quan, bố trí trong cung để giết Lý Dự.

Ngày 14 tháng 5, Trương hậu giả mệnh của Đường Túc Tông, triệu Lý Dự vào cung để giết chết. Tuy nhiên việc này bị Lý Phụ QuốcTrình Nguyên Chấn phát hiện được, bèn báo cho Thái tử Lý Dự biết. Đêm hôm đó, hai người này dẫn binh vào Lăng Tiêu môn, bắt Trương hoàng hậu, Việt vương Lý Hệ cùng bè đảng là bọn Chu Quang Huy, Mã Anh Tuấn. Ông sai giam Hoàng hậu Trương thị ở biệt điện.

Ngày 16 tháng 5, Túc Tông qua đời. Sau đó Lý Phụ Quốc và Trình Nguyên Chấn đón Lý Dự đến cửa Cửu Tiêm, gặp quần thần. Ngày Kỉ Tị (20) tháng 4 (18 tháng 5), Lý Dự lên ngôi hoàng đế ngay trước linh cữu vua cha, trở thành Đường Đại Tông, đặt niên hiệu Bảo Ứng. Đồng thời Lý Phụ Quốc sai giết chết Trương hoàng hậu cùng hai hoàng tử Lý Hệ, Lý Giản[16].